Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

Nếu hỏi về khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc Gia, tôi cá là phần lớn mọi người sẽ trả lời được. Vậy Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Các bạn có thể cho ra đáp án ngay không? Một câu hỏi thú vị khiến chúng ta bắt đầu tò mò rồi phải không. Hãy cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé.

Thế Giới có bao nhiêu nước

the-gioi-co-bao-nhieu-quoc-gia
Cùng tìm hiểu về các quốc gia trên Thế Giới

Tổng cộng hiện nay Thế Giới có khoảng 206 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó bao gồm:

195 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được công nhận là các thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc trong đó có Việt Nam chúng ta.

2 quốc gia được bổ nhiệm là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc là Thành Vatican và Palestine (Palestine chưa được nhiều quốc gia khác thừa nhận).

2 quốc gia được nhiều nước khác công nhận và độc lập trên thực tế là Đài Loan và Kosovo. Trong đó, Đài Loan có đến 19 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc và Thành Vatican đang duy trì mối quan hệ chính thức) còn Kosovo là 111/193 thành viên Liên Hiệp Quốc, 23/28 nước Liên minh châu  u, 24/28 các nước thành viên NATO, 35/61 thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thừa nhận.

1 quốc gia được khá nhiều nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập trên tình hình thực tế là Tây Sahara (Liên minh châu Phi và hơn 40 quốc gia xác định đây là lãnh thổ có chủ quyền hoàn toàn thế nhưng hiện tại vẫn đang bị chiếm đóng).

6 quốc gia đã đơn phương tuyên bố độc lập nhưng không được công nhận đó là: Abkhazia (Nicaragua, Nga, Venezuela, Tuvalu, Nauru, Vanuatu đã công nhận), Bắc Síp (chỉ Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Ossetia (chỉ có Nga, Venezuela, Nauru, Nicaragua công nhận), Transnistria, Nagorno – Karabakh và Somaliland (cả 3 quốc gia này đã tuyên bố độc lập nhưng hiện chưa được bất cứ 1 quốc gia hay tổ chức quốc tế nào trên thế giới công nhận).

Định nghĩa về 1 Quốc Gia

1 Quốc Gia được công nhận độc lập sẽ dựa theo điều 1 công ước Montevideo về quyền cũng như nghĩa vụ của các Quốc gia đã được ký tại thành phố Montevideo, Uruguay vào ngày 26/12/1933. Những tiêu chí bao gồm:

  • Một lãnh thổ và vùng rất riêng với những đường biên giới được xác định rõ ràng.
  • Một số lượng dân số thường trú ổn định, ít biến động.
  • Một chính phủ chính thống và các hệ thống cơ quan pháp luật khác.
  • Quyền và chủ quyền toàn bộ trên đất nước của mình, từ khả năng độc lập, quyền kiểm soát và bảo vệ nó khỏi các thế lực thù địch bên ngoài, đồng thời cũng thực thi luật pháp và thu thuế.
  • Có khả năng duy trì các mối quan hệ lâu dài với bên ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế, quan hệ ngoại giao chính thức chỉ có thể được thành lập khi đất nước đó được công nhận bởi các quốc gia đối tác khác.

Thế nhưng vẫn có một số quốc gia tự nhận đã giành được độc lập nhưng lại không được quốc tế công nhận là 1 thực thể chính trị hoặc đã được công nhận rộng rãi nhưng chính phủ lại không có quyền hạn đủ lớn.

Có bao nhiêu Quốc Gia theo Châu Lục

Thế Giới được chia ra thành 6 Châu Lục bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương, Châu Mỹ, Châu Nam Cực và Châu Phi. Vậy các quốc gia trong châu lục này như thế nào. Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.

Các quốc gia trong Châu Á

chau-a-co-bao-nhieu-nuoc
Các Quốc Gia trong khu vực Châu Á

Châu Á hiện là lục địa có diện tích lớn nhất trên Thế Giới. Tại đây có 50 quốc gia độc lập và nằm phần lớn ở phía Đông của lục địa. Bao quanh là các vùng biển lớn: Bắc Băng Dương ở hướng Bắc, Thái Bình Dương ở hướng Đông và Ấn Độ Dương ở hướng Nam.

Châu Á được phân tách với châu Phi bởi kênh đào Suez nổi tiếng. Châu Á phân chia với châu  Âu dựa vào biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Đường biên giới của 2 châu lục này chạy dọc theo dãy Caucasus, biển Caspian, sông Ural và dãy Ural. Ranh giới này trải dài qua các lãnh thổ của Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy mà các nước này được tính là nằm ở cả hai châu lục.

Đông Nam Á là một phần của khu vực Châu Á. Tại đây có tất cả là 11 quốc gia trong đó có Việt Nam. Các nước Đông Nam Á nằm về phía Đông của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Nam của Trung Quốc và phía bắc của Úc, nằm giữa Ấn Độ Dương ở phía Tây và Thái Bình Dương phía đông. Trong khu vực Đông Nam Á được phân thành 2 nhóm: Các nước Đông Nam Á đại lục hay còn được gọi là các nước Đông Dương, gồm có: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và phía Tây của Malaysia. Các nước Đông Nam Á biển hay còn được biết đến là các nước Đông Ấn, gồm: Indonesia, phía Đông Malaysia, Singapore, Đông Timor, Brunei, Philippines, Đảo Christmas, Quần đảo Andaman và Nicobar và Quần đảo Cocos (Keeling).

Các nước khu vực Châu Âu

lien-minh-chau-au-co-bao-nhieu-nuoc
Các nước trong khu vực liên minh Châu Âu

Châu Âu được biết đến với diện tích nhỏ nhưng có đến 47 quốc gia. Với diện tích là 10.176.245 km2, dân số đứng hàng thứ 4 sau châu Á, Mỹ và Phi. Phía Bắc châu Âu giáp với Bắc Băng Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, phía Tây giáp Đại Tây Dương nên có khí hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu, có mùa đông rất lạnh.

Liên Minh Châu Âu viết tắt là EU là 1 khối đoàn kết giữa các quốc gia. Liên mình này được thành lập vào năm 1993, tính đến năm 2020 đã có 27 quốc gia thành viên gồm có: Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Áo, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Đan Mạch, Ý, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Ba Lan, CH Síp, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Phần Lan, Ireland.

Các nước trong Châu Đại Dương

Châu Đại Dương chỉ có tất cả là 14 quốc gia độc lập, cụ thể gồm: Australia (Úc), New Zealand, Quần đảo Solomon, Papua New Guinea, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Fiji, Tonga, Kiribati, Palau, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Tây Samo - đây đều là các quốc đảo (ngoại trừ Úc) và nhiều đảo, nhóm đảo, quần đảo thưởng lãnh thổ hải ngoại hay vùng kiểm soát của các nước như Pháp, Mỹ, Australia, New Zealand. Chúng nằm tập trung trong 4 khu vực chính là Australasia, Melanesia, Polynesia và Micronesia trải rộng trên phần trung tâm và phía Nam Thái Bình Dương.

Các nước trong Châu Phi

chau-phi-co-bao-nhieu-quoc-gia
Các Quốc Gia trong Châu Phi

Châu Phi có tổng cộng là 54 quốc gia, trong đó Ai Cập là đất nước có một phần nhỏ lãnh thổ nằm trong khu vực châu Á nhưng về mặt chính trị thì nó vẫn là một thành viên thuộc Liên minh Châu Phi.

Châu Phi là khu vực khá khô nóng với nhiều sa mạc và đường biên giới rõ ràng với các châu lục khác. Ở phía Bắc nó được tách biệt khỏi châu  u nhờ biển Địa Trung Hải, ở phía Đông Bắc thì tách ra khỏi châu Á bởi kênh đào Suez và xa hơn là Biển Đỏ. Ở phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi Ấn Độ Dương và Tây là Đại Tây Dương.

Các quốc gia Châu Mỹ

Theo thống kê mà mình tìm hiểu được thì châu Mỹ có 34 quốc gia độc lập với 19 vùng lãnh thổ. Các đất nước có diện tích lớn nhất phải kể đến là Mỹ, Canada và Mexico (cả 3 đều nằm ở khu vực Bắc Mỹ). 

Các nước thuộc châu Mỹ nằm ở khu vực bao gồm lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ và những nhóm đảo xung quanh. Địa hình bị chi phối bởi hệ thống núi Cordillera và một chuỗi dài các ngọn núi chạy sát bờ biển phía Tây. Phía Đông của các nước châu Mỹ đa phần là các lưu vực sông lớn như sông Amazon, sông St. Lawrence River, lưu vực Mississippi, Great Lakes và La Plata. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Châu Mỹ TẠI ĐÂY

Giờ thì các bạn đã biết Thế Giới có bao nhiêu quốc gia rồi phải không nào. Hy vọng qua những kiến thức mà mình sưu tầm và chia sẻ này mọi người sẽ hiểu hơn về cuộc sống. Nếu có bất cứ thắc mắc hay chia sẻ thú vị nào về chủ đề này, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này để cùng Giảng Đường Onl trao đổi nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep