Thuỷ ngân là gì? Những thông tin bạn cần biết về thuỷ ngân

Thuỷ ngân được ứng dụng khá nhiều trong khoa học, y tế. Vậy thuỷ ngân là gì? Thuỷ ngân có độc không? Các thông tin bạn thắc mắc sẽ được Kiến Thức Giảng Đường giải đáp ngay sau đây.

Thủy ngân là gì

thuy-ngan-la-gi
Thủy ngân là gì

Thủy ngân kí hiệu hoá học là Hg. Đây là một kim loại có dạng lỏng trong môi trường nhiệt độ phòng, màu trắng bạc, chúng rất dễ bay hơi trong không khí, ngay cả ở nhiệt độ phòng, do đó chúng thường được đựng trong những thiết bị chuyên dụng. 

Hiện nay, việc phân tách để lấy thủy ngân chủ yếu là bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa.

Đặc điểm và tính chất

- Thuỷ ngân là một kim loại có màu trắng bạc, dạng lỏng ở nhiệt độ thường và chuyển sang trạng thái rắn khi nhiệt độ xuống khoảng -390 độ C. Khối lượng riêng chính xác là 13,546 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là 38,8620 độ C và sôi ở nhiệt độ 35,66.

- Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng lại có tính dẫn điện tốt. Kim loại này có hệ số nở nhiệt chính là hằng số khi ở trạng thái lỏng. Chúng có thể dễ dàng bị phân tách và bay hơi ở nhiệt độ thường.

- Thủy ngân là kim loại nặng, rất độc hại, nó có thể gây chết người khi bị nhiễm độc.

- Thủy ngân có 2 hoá trị là I và II

thuy-ngan-hoa-tri-may
Thủy ngân hóa trị mấy

Một số câu hỏi liên quan đến thuỷ ngân

Thuỷ ngân có nguồn gốc từ đâu

Thủy ngân được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên, chủ yếu là bên trong lớp vỏ của Trái Đất. Chúng thường sẽ được giải phóng ra môi trường nhơ các hoạt động địa chất như  núi lửa phun trào, phong hóa đá,.. và tác động từ chính con người. 

Hiện nay, thuỷ ngân rò rỉ ra môi trường phần nhiều là do các hoạt động sản xuất của con người, đặc biệt là ở các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng của người dân,..

Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị chuyển hoá thành dạng methylmercury do tác động của một số loại vi khuẩn. Ở dạng methylmercury, thủy ngân có thể gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể của cá và các loại động vật giáp xác (tích lũy sinh học sẽ xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất với nồng độ cao hơn so với điều kiện môi trường xung quanh) khiến lượng chất độc tích luỹ vào cơ thể con người hoặc các loài vật khác khi sử dụng chuỗi thức ăn.

Xem thêm: Quỳ tím là gì? [Mách bạn] Những điều thú vị về quỳ tím

Thủy ngân có độc không

thuy-ngan-de-bay-hoi-va-rat-doc
Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc

Như mình có chia sẻ ở trên, thuỷ ngân rất độc hại. Tuy nhiên tiếp xúc ở nồng độ thấp nhưng không đáng kể sẽ không có biểu hiện gì. Có một vấn đề đáng lưu tâm đó là độc tính sẽ xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục do lượng độc tính tích luỹ. 

Một số người do tính chất công việc phải tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ rất cao hay còn gọi là phơi nhiễm thủy ngân cấp tính (thường xảy ra chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, dưới một ngày). Ví dụ về hiện tượng phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân là khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, vỡ bóng đèn điện, cháy kho xưởng sản xuất.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần dựa vào các yếu tố dưới đây để đánh giá mức độ độc hại của thuỷ ngân:

Loại thủy ngân bị nhiễm.

Liều lượng và nồng độ mà con người tiếp xúc phải.

Độ tuổi hoặc cũng có thể là giai đoạn phát triển của nạn nhân (thai nhi thường sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất).

Thời gian tiếp xúc với thuỷ ngân.

Con đường tiếp xúc (như hít thở, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp trên da).

Có 2 nhóm đối tượng cực kỳ nhạy cảm với tác động của thủy ngân chính là thai nhi và những người phơi nhiễm mãn tính.

- Thai nhi thường là đối tượng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với thuỷ ngân. Việc phơi nhiễm cấp tính methylmercury ngay trong thai kỳ có thể là hậu quả do việc thai phụ đã ăn cá và động vật giáp xác. Nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ tạo ra những ảnh hưởng rất xấu đến não bộ cũng như hệ thần kinh đang phát triển của em bé.

- Nhóm nạn nhân thứ hai sẽ là những người thường xuyên phải tiếp xúc (phơi nhiễm mãn tính) với thủy ngân trong 1 thời gian dài. Thuỷ ngân sẽ tích tụ lại trong cơ thể mà khó bị đào thải ra bên ngoài gây ra nguy hiểm theo thời gian. Những nhóm người thường thấy là những người sinh sống dựa vào nghề đánh cá, những công nhân đang làm trong nhà máy hoặc các hộ dân cư ở xung quanh khu công nghiệp và gần khu vực xả thải.

Thủy ngân có tác hại gì

thuy-ngan-co-tac-hai-gi
Tác hại của thủy ngân

Phơi nhiễm với mức độ thủy ngân cao có thể khiến cho con người tăng nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài bao gồm:

Tổn thương hệ thần kinh: Nồng độ thủy ngân quá cao trong máu có thể khiến cho nạn nhân bị tổn thương thần kinh về lâu về dài. Những ảnh hưởng này sẽ rõ rệt hơn ở những trẻ em đang phát triển.

Làm rối loạn trí thông minh, phản xạ chậm hơn, tê liệt các kỹ năng vận động, gặp các vấn đề nghiêm trọng với bộ nhớ và sự tập trung.

Mắc chứng rối loạn khả năng sinh sản: Ngộ độc thủy ngân có thể làm giảm  đi số lượng tinh trùng hoặc làm giảm khả năng sinh sản. Nó cũng gây ra những vấn đề khác cho thai nhi như dị dạng, tăng nguy cơ bị sảy thai ở người mẹ, giảm kích thước của trẻ khi mới sinh.

Gây hại cho tim mạch: Thủy ngân sẽ thúc đẩy sự tích tụ các gốc tự do bên trong cơ thể, dẫn đến tổn thương các tế bào. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề liên quan đến tim mạch như đau tim và các bệnh mạch vành.

Thuỷ ngân bay hơi trong bao lâu

Thuỷ ngân dễ bay hơi nhưng lại bay hơi khá chậm trong nhiệt độ phòng. Nếu một nhiệt kế không may bị vỡ và các hạt thuỷ ngân lọt ra bên ngoài thì tốc độ bay hơi của các hạt thủy ngân nhỏ này cũng phải ít nhất là 3 năm trong điều kiện sàn nhà ấm và không khí hiếm. Còn nếu ngược lại thì thời gian này sẽ có thể tăng lên vì không khí liên tục được thông thoáng.

Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế

thuy-ngan-o-dau-trong-nhiet-ke
Thủy ngân ở đâu trong nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân sẽ bao gồm một bình nhỏ hình cầu có chứa thủy ngân bên trong và được gắn vào một chiếc ống thủy tinh có đường kính hẹp. Lượng thủy ngân bên trong ống ít hơn rất nhiều so với khối lượng có trong bình nhỏ hình cầu. Thể tích thủy ngân sẽ thay đổi theo nhiệt độ và đẩy thủy ngân bên trong cột dọc theo ống thủy tinh rỗng phía trên.

Cụ thể, thuỷ ngân sẽ được đựng trong phần cảm nhận nhiệt độ. Đây là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng chính là nhận nhiệt từ môi trường cần đo và vận hành chúng theo nguyên lý giãn nở vật chất của thủy ngân để có thể đo nhiệt độ môi trường.

Thủy ngân đỏ là gì

Thủy ngân đỏ là một loại hợp chất được chiết xuất từ thủy ngân, được sử dụng trong việc làm mồi dẫn chế tạo các loại bom nhiệt hạch. 

Trong quá trình kích nổ, thủy ngân đỏ sẽ nóng lên và làm cho áp suất và nhiệt độ tăng cao đến mức đủ để kích hoạt hydro nặng và tạo nên một vụ nổ nhiệt hạch. Bởi vì, để vũ khí nhiệt hạch có thể hoạt động sẽ cần phải có một vụ nổ hạt nhân nhỏ hơn kích hoạt trước mới tạo nên những phản ứng phân rã hạt nhân, tạo nên 1 vụ nổ liên hoàn. 

Qua thông tin vừa rồi chúng ta đã biết thuỷ ngân là gì và chúng có độc không rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin này sẽ đóng góp vào cẩm nang sống của bạn thêm phong phú. Đừng quên để lại bình luận của bạn để mọi người biết cảm nhận của bạn về bài viết này nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep