Chơi chữ là gì? [Tổng hợp] Các câu chơi chữ thả thính hay

Trong tiếng Việt có rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau nhưng nổi bật trong đó phải kể đến phép tu từ chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì? Có những cách chơi chữ nào? Tác dụng của nó ra sao? Sau đây, Kiến Thức Giảng Đường sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn!

Chơi chữ là gì

Theo định nghĩa chơi chữ ngữ Văn 7 thì đây là phương pháp lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của một từ ngữ nào đó để có thể tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm… khiến cho câu văn thêm phần hấp dẫn, thú vị  và có tính giáo dục cao hơn so với ban đầu.

choi-chu-la-gi
Khái niệm về nghệ thuật chơi chữ

Phân loại những kiểu chơi chữ lớp 7

Có 5 lối chơi chữ chính thường thấy gồm: Chơi chữ dùng từ đồng âm, từ gần âm, dùng điệp âm, chơi chữ nói lái và cuối cùng là dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. 

Cách chơi chữ bằng các từ đồng âm

Đây là cách chơi chữ sử dụng nhiều từ đồng âm giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

Mồm bò (1) thực ra không phải mồm bò (2) mà lại chính là mồm bò (3). Cả 3 từ “bò” có phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.

Bò (1) động từ tức là mồm của con vật đó đang bò trên một mặt phẳng.

Bò (2) danh từ có nghĩa là không phải là cái mồm của con bò.

Bò (3) động từ và có nghĩa là nó đang bò trên mặt đất.

Từ những dữ kiện trên ta có thể suy ra đây chính là con ốc sên.

Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Ví dụ minh họa dễ hiểu cho câu cảm thán

Cách chơi chữ bằng cách dùng từ gần âm

choi-chu-ngu-van-7
Chơi chữ ngữ văn 7

Đây là lối chơi chữ sử dụng những từ gần giống nhau, chỉ khác nhau về dấu câu nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần.”

Hai từ gần âm chính là “tài” và “tai”, cách chơi chữ này có tác dụng chính là để nói những người có tài sắc vẹn toàn thì cuộc đời thường sẽ gắn với những tai ương, những gian truân vất vả xảy ra trong cuộc đời. Có một câu tục ngữ cũng có ý nghĩa tương tự là “Hồng nhan thường bạc phận”.

Cách chơi chữ sử dụng các điệp âm

Đây là lối chơi chữ dân gian, thường được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày, trong các bài hát hoặc ca tạo, tục ngữ nhằm đem lại tiếng cười. Hoặc cách chơi chữ điệp ngữ âm này cũng được sử dụng trong các câu đối.

Ví dụ 1: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa, mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

Ví dụ 2: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.

Cách chơi chữ dùng các từ nói lái

Nói lái có nghĩa là nói ngược lại, là cách chơi chữ được sử dụng rất nhiều trong giới trẻ hiện đại ngày nay. Các từ thường nói lái trong giao tiếp như là: Bí mật và bật mí, hiện đại và hại điện, đầu tiên và tiền đâu,… Nói một cách dễ hiểu thì nói lái là đổi một hoặc nhiều bộ phận (như phụ âm đầu, âm sau, thanh âm) giữa các tiếng với nhau. 

Ví dụ 1: Thức đêm anh tỉnh bằng trà , thích em anh trả bằng tình được không?

Ví dụ 2: Có cá đâu mà anh ngồi câu đó, biết có không mà công khó anh ơi?

Xem thêm: Câu ghép là gì? Cách phân biệt câu ghép với câu đơn

Cách dùng các từ trái nghĩa, đồng nghĩa và gần nghĩa

Trái nghĩa: Tức là bạn sẽ tạo ra sự thú vị bằng cách dùng khéo léo những từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong những ngữ cảnh thật “hợp lý”.

Ví dụ: Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ mới trả lời cả họ mày thơm (hôi >< thơm).

Đồng nghĩa, gần nghĩa: Với cách này, bạn cũng tạo ra sự thú vị bằng cách dùng khéo léo những cặp từ ngữ có cùng nghĩa (hoặc gần nghĩa) nhưng câu vẫn có một ý nghĩa hoàn chỉnh nhất định. 

Ví dụ 1: “Chuồng gà kê sát chuồng vịt” (Gà còn được gọi là kê)

Ví dụ 2: “Nơi ước đến, chốn mong về” (Nơi và chốn)

Tham khảo một số lối chơi chữ khác 

Ngoài những cách chơi chữ phổ biến kể trên thì chúng ta cũng cần ghi nhớ thêm những cách sau để phục vụ quá trình làm bài tập.

cach-choi-chu-hay
Các lối chơi chữ hay

Cách chơi chữ bằng cách dùng các từ có cùng trường nghĩa

Đây là cách chơi chữ mà chúng ta sẽ dùng các từ cùng trường nghĩa, có thể hiểu đơn giản là những từ có cùng ít nhất một nét chung nào đó về mặt nghĩa.

Ví dụ 3: Chị Xuân đi chợ mùa hè, mua cá thu về chợ hãy còn đông (Cùng trường 4 “mùa” trong năm là: Xuân, hạ, thu, đông)

Cách chơi chữ dùng từ nhiều nghĩa

Tức là chúng ta dùng những từ đa nghĩa để tạo thành câu có vần điệu mà vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: “Còn trời còn nước còn non, còn cô bán rượu anh còn say sưa.”

Cách chơi chữ ở câu ca dao trên chính là từ “say sưa”, chúng ta có thể hiểu đơn giản là chàng trai say sưa yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên của trời, non, nước nhưng cũng có thể hiểu chàng trai cũng đang say mê sắc đẹp và vẻ duyên dáng của cô nàng bán rượu.

Xem thêm: Từ chỉ đặc điểm là gì? Các ví dụ minh họa thú vị

Tổng hợp những câu chơi chữ thả thính hay

Sau đây là một số câu chơi chữ hay, chơi chữ tiếng Anh dùng để thả thính mà bạn có thể sử dụng để gây ấn tượng với crush của mình.

choi-chu-tha-thinh
Tổng hợp những câu chơi chữ thả thính hay

Mặc dù mũi em hơi thấp nhưng anh đã yêu em từ rất low rồi.

Kể cả mũi anh có cao thì anh cũng chỉ người đến thứ high.

Thứ hai là Monday, thứ ba là Tuesday, còn người yêu anh là Emday.

Đàn cho em nghe vì muốn ghi ta vào sâu lòng nàng.

Dạo này sao cứ tương tư quài, gặp nhau mới biết hoá ra your eyes.

Học English nhưng lại nhớ mỗi tiếng Anh.

Con người không phải hàng hóa, đừng vì giữ giá mà lại bỏ lỡ nhau.

Dự báo thời tiết nói mai nắng hanh, em nghe không rõ lại tưởng mai mình có anh.

Gọi anh là chú chim sẻ, vì anh đã ăn sâu trong tâm trí em.

Cafe thì em uống ở đây, còn anh thì em muốn take a way.

Em thì không ngọt như milk tea, nhưng mà anh hãy cứ yêu đi.

Người ta bảo em là con nít ranh, nhưng thật ra là em đang need anh.

Học cả gần chục Unit mà mãi chẳng thấy You need me.

Request là yêu cầu còn tớ thì yêu cậu.

Say rượu thì phạt 4 củ, Say love me thì lại vừa đủ một đôi.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp người đọc hiểu được chơi chữ là gì và cách để chơi chữ hay, gây ấn tượng sâu sắc với người nghe. Nếu thấy thông tin thú vị, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết và theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường thường xuyên bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep