Lãnh địa phong kiến là gì? Lời giải cho môn lịch sử lớp 7

Nếu như các bạn quan tâm về lịch sử thì ắt hẳn đã không ít lần nghe đến từ “lãnh địa phong kiến”? Vậy lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến hình thành thế nào? Tất cả những thắc mắc đó sẽ có trong bài viết dưới đây.

Lãnh địa phong kiến là gì

lanh-dia-phong-kien-la-gi
Khái niệm về lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là vùng đất khá rộng thuộc về các lãnh chúa thời trung cổ. Phần đất này bao gồm nhiều phần như là ruộng đất của nông dân cày cấy, đất dùng để trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi, lâu đài, dinh thự, nhà thờ, thôn xóm,... Nó giống như một quốc gia thu nhỏ hay còn gọi là một đơn vị riêng biệt đóng kín, tự cung tự cấp. Trong đó, phần đất chất lượng tốt hay còn được gọi là đất thái ấp là những vùng đất thuộc sở hữu của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại sẽ được các lãnh chúa phân chia cho nông nô, cấp dưới hoặc cho thuê để cày cấy sau đó thu tô thuế từ nông nô.

Có thể bạn quan tâm

Các đặc trưng của lãnh địa phong kiến

Đặc trưng về kinh tế

Lãnh địa phong kiến là một cơ sở kinh tế đóng kín, thường ít giao thương, qua lại với bên ngoài. Có thể nói đây là vùng đất có tính chất tự cung, tự cấp. Trong vùng sẽ có sự phân chia giai cấp:

- Nông nô là lực lượng sản xuất chính bên trong lãnh địa. Giai cấp này hoàn toàn bị lệ thuộc vào lãnh chúa và do lãnh chúa quản lý. Họ được lãnh chúa phân cho đất để cày cấy nhưng phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Cùng với việc sản xuất lương thực thì trong lãnh địa phong kiến châu Âu cũng tiếp tục thực hiện các ngành kinh tế khác như dệt vải, rèn vũ khí… để nuôi sống toàn bộ cộng đồng.

- Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng mà trong khu vực không tự sản suất được sẽ được trao đổi với bên ngoài: muối, sắt, tơ lụa, đồ trang sức… Thực tế thì việc mua bán với bên ngoài không đậm nét, không diễn ra thường xuyên và được quản lý một cách khá chặt chẽ.

Lanh-dia-phong-kien-la-gi-lop-7
Các đặc trưng kinh tế trong lãnh địa phong kiến

Đặc trưng về chính trị

Chế độ phong kiến coi mỗi lãnh chúa như một ông vua ở lãnh địa của mình. Họ có mọi quyền hành quyết định mọi việc. Chế độ này được gọi là chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa chính là một đơn vị chính trị độc lập vì các lý do sau:

- Trong lãnh địa, cai quản là các lãnh chúa. Còn vua đứng đầu cả nước thì cũng chỉ giống như một lãnh chúa trong lãnh địa của mình vì người này không có quyền hành tập trung. Mỗi lãnh chúa sẽ nắm quyền về chính trị, tài chính hay thậm chí là cả quân đội, thuế khóa riêng… và không ai có quyền can thiệp vào lãnh địa của từng lãnh địa riêng biệt.

- Mỗi lãnh địa được xây dựng kiên cố như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, có lực lượng bảo vệ…

Đặc trưng về xã hội

Hai giai cấp cơ bản và được thể hiện rõ nhất trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô. Trong đó:

- Đời sống của lãnh chúa: lãnh chúa luôn có cuộc sống xa hoa, sung sướng, tiền tài nhiều vô số kể dựa trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

- Đời sống của nông nô: đây chính là những bộ phận sản xuất nuôi sống xã hội. Họ lao động rất nhiều nhưng phần lớn tài sản lại thuộc về các lãnh chúa. Cuộc sống của họ bị gắn chặt, lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô không hề có ruộng đất, nhận ruộng đất thuộc đất phần của lãnh chúa để sản xuất và thực hiện địa tô lao dịch, hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp do nông nô sản xuất sẽ phải nộp cho lãnh chúa.

Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Ví dụ minh hoạ dễ hiểu cho câu cảm thán

Sự hình thành giai cấp lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến

lanh-dia-phong-kien-tay-au
Sự hình thành của xã hội trong lãnh địa phong kiến

Nguyên nhân hình thành lãnh địa phong kiến Tây Âu là do những chính sách của người Giecman:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ để thành lập nên nhiều vương quốc mới.

- Thủ lĩnh tự xưng làm vua và phong tước vị: công tước, bá tước, nam tước…

- Chiếm ruộng đất của những chủ nô Rô ma cũ rồi chia cho nhau.

- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy để tiếp thu Kitô giáo.

- Xây dựng nhà thờ rồi tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

Những chính sách này của người Giecman đã tạo ra những kết quả sau:

- Hình thành các tầng lớp xã hội mói: Các tầng lớp mới trong xã hội được hình thành trong thời kỳ này bao gồm: quý tộc vũ sĩ (xuất phát từ bộ phận người Giecman sau khi chiếm được ruộng đất, đế quốc này thực hiện việc tự xưng vua, tự phong cho mình các tước vị), quý tộc tăng lữ (xuất phát từ bộ phận từ bỏ tôn giáo nguyên thủy để tiếp thu kitô giáo), quan lại có nhiều đặc quyền và giàu có. Các tầng lớp mới này trở thành một tầng lớp được gọi là lãnh chúa có nhiều quyền lực và ruộng đất trong tay.

- Nô lệ và nông dân thì dần biến thành nông nô, họ không có đất đai để chủ động canh tác và phải sống lệ thuộc vào lãnh chúa.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm lãnh địa phong kiến là gì. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về sự phát triển của xã hội phong kiến phương tây. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết này, bạn dọc có thể để lại bình luận bên dưới và theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường thường xuyên để được giải đáp nhanh chóng nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep