Phản xạ là gì? So sánh phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Phản xạ là một nội dung kiến thức quan trọng của môn sinh học. Trong đời sống hàng ngày chúng ta luôn tạo ra vô số các phản xạ từ cơ thể.  Vậy phản xạ là gì? Có bao nhiêu kiểu phản xạ? Hãy cùng Kiến Thức Giảng Đường đi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Phản xạ là gì

phan-xa-la-gi
Phản xạ là gì

Phản xạ có thể được hiểu đơn giản chính là một phản ứng của cơ thể trước một sự vật hiện tượng nào đó. Các phản xạ này trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Để hiểu rõ hơn về phản xạ, hãy cùng xem ví dụ dưới đây.

Ví dụ về phản xạ:

Khi chạm tay vào nước nóng, hành động đầu tiên của chúng ta sẽ là rụt tay lại ngay lập tức.

Bất chợt nghe ai đó gọi tên, chúng ta sẽ thường quay đầu về phía người phát ra âm thanh.

Khi đi trên đường nếu nhìn thấy đèn đỏ chúng ta sẽ dừng xe lại trước vạch sơn trắng.

Các phản ứng này có được nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ (Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh được truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. Thành phần 1 cung phản xạ gồm: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, trung gian noron li tâm) và cơ quan cảm ứng) như sau:

- Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các nội tạng, cơ quan trong cơ thể.

- Trung tâm thần kinh.

- Dây thần kinh truyền vào: Có thể là dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

- Dây thần kinh truyền ra: Có thể là dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

- Bộ phận đáp ứng có thể là cơ hoặc tuyến.

Xem thêm:

So sánh phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Phản xạ bao gồm phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Vậy 2 loại phản xạ này có gì khác nhau? Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể nhé.

Phản xạ có điều kiện

phan-xa-co-dieu-kien
Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành theo thói quen và mối quan hệ trong cuộc sống: giúp cơ thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường bên ngoài, đảm bảo sự thăng bằng giữa cơ thể và môi trường, giúp cơ thể biết đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết cách phát triển bản thân trong cuộc sống. Loại phản xạ này thường có sau một quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. Như vậy, phản xạ có điều kiện cần có quá trình và tác nhân kích thích không điều kiện.

Ví dụ: Khi đang lái xe máy trên đường, gặp đèn đó chúng ta sẽ dừng lại, khi đèn chuyển sang xanh chúng ta sẽ tiếp tục di chuyển. Khi thấy trời mưa thì chúng ta dừng xe lại mặc áo mưa…

Phản xạ có điều kiện được hình thành dựa trên cơ sở như sau:

- Điều kiện thứ nhất: Lựa chọn sự kích thích. Phản xạ này được phát ra phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không có điều kiện.

- Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải được xảy ra trước kích thích không điều kiện. Thời gian giữa hai kích thích này phải hợp lý.

- Điều kiện thứ ba: Cơ thể cần phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng nhất để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng hay các động tác thể thao.

- Điều kiện thứ tư: Cần giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, tránh kích thích không cần thiết bởi nó có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như tiếng nói chuyện, tiếng ồn, nóng lạnh quá… sẽ ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.

Phản xạ không điều kiện

phan-xa-khong-dieu-kien
Phản xạ không điều kiện

Phản xạ không có điều kiện là phản ứng của cơ thể được hình thành một cách tự nhiên khi vừa mới sinh ra. Khác với phản xạ có điều kiện thì phản xạ không điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện. Loại phản xạ này mang tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời mà không cần chỉ thị, trong đó có một số hoạt động trong điều kiện vô thức như thở… Tóm lại đây là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi cá thể từ khi sinh ra.

Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng lập tức rụt tay lại. Khi đi nắng, mặt đỏ gay và mồ hôi vã ra để cơ thể được hạ nhiệt.

Sự khác nhau giữa phản xạ ở thực vật và ở động vật

Phản xạ không chỉ nằm ở những loài động vật mà nó còn có ở một số loài thực vật. Tuy nhiên, sự phản xạ ở thực vật và cảm ứng ở động vật có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Như đã nói ở phần trên, phản xạ là phản ứng của cơ thể sinh ra để trả lời các kích thích của môi trường ở dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Vậy có nghĩa là phản xạ phải được điều khiển bởi hệ thần kinh, mà ở động vật thì mới có hệ thần kinh còn ở thực vật thì chúng không hề có hệ thần kinh. Đây là sự khác biệt giữa phản xạ của động vật và phản xạ thực vật.

Thông thường ở thực vật người ta sẽ không dùng phản xạ mà thay vào đó là cụm từ cảm ứng ở thực vật. Cảm ứng này được sinh ra từ những phản ứng chống lại kích thích của môi trường.Ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào trong gốc lá, không phải do hệ thần kinh điều khiển.

Vậy là chúng ta vừa đi tìm hiểu xong phản xạ là gì? Hy vọng với bài viết vừa rồi đã giúp các bạn phân biệt rõ về phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Nếu thấy thông tin thú vị, hãy để lại bình luận phía cuối bài viết để mọi người biết ý kiến của bạn. Đừng quên theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường thường xuyên để cập nhật các thông tin mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep