Tiêu hoá là gì? [Tổng hợp] Các quá trình tiêu hoá sinh lớp 11

Nếu hiểu rõ được cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa thì bạn sẽ có cách hỗ trợ bộ phận này, giúp cho cơ thể của mình ngày một khỏe mạnh hơn. Vậy tiêu hoá là gì? Quá trình này được diễn ra như thế nào? Mời bạn cùng khám phá lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tiêu hóa là gì

Tiêu hóa là quá trình thực hiện chuyển đổi thức ăn thành những loại chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể theo 1 lộ trình cụ thể là: Nạp thức ăn vào -> nghiền nát thức ăn -> Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng -> Cuối cùng là đào thải ra bên ngoài cơ thể.

tieu-hoa-la-gi
Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng

Có thể hiểu đơn giản như sau, thức ăn khi được đưa vào thông qua đường miệng, lúc này tuyến nước bọt sẽ tiết ra nước bọt để đưa thức ăn qua ống thực quản xuống dạ dày 1 cách dễ dàng hơn. Thông qua tiêu hoá lipit sẽ được biến đổi thành các glixêrol và axit béo. Cũng thông qua tiêu hoá protein sẽ được biến đổi thành các axit amin sau khi trải qua quy trình tiêu hoá ở ruột non.

Tại dạ dày, thức ăn lại được dạ dày co bóp, nghiền nát rồi chuyển hóa chúng thành những chất dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi sống những cơ quan khác trong cơ thể.

Còn lại những chất cặn bã không có tác dụng sẽ được đào thải ra bên ngoài theo con đường thông qua ruột non và ruột già bằng cách đại tiện. Vậy nên nếu đường ruột của một người hoạt động không tốt sẽ dẫn đến triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài cùng với các biến chứng liên quan đến các bệnh đường ruột khác.

Các quá trình tiêu hóa

Quá trình tiêu hoá ở ruột non được diễn ra như thế nào

Đầu tiên thức ăn sẽ được nhai nuốt tại miệng rồi đưa xuống thực quản, qua cơ vòng thực quản dưới xuống tới dạ dày. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày, các cơ của dạ dày sẽ trộn thức ăn và chất lỏng cùng dịch tiêu hóa. Dạ dày từ từ đổ thức ăn đã được nghiền nát vào ruột non.

tieu-hoa-o-ruot-non
Thông qua tiêu hoá lipit sẽ được biến đổi thành các glixêrol và axit béo

Đầu tiên tuyến tụy sẽ sản xuất dịch tụy có chứa các enzyme tiêu hóa chất đạm, tinh bột cũng như chất béo. Dịch tụy được tiết vào trong tá tràng của ruột non thông qua nhú tá tràng. Tại tá tràng, chất nhờn, dịch tụy cùng mật từ gan sẽ được trộn lẫn lại với nhau. Dịch chua từ dạ dày cũng sẽ được trung hòa bởi môi trường kiềm của tá tràng. Nhờ đó, thức ăn có thể được tiêu hóa ở đây với một lượng tương đối nhỏ. Các enzyme mật của tuyến tụy sẽ kết thúc quá trình phân hủy hóa học của những thành phần axit trong dạ dày.

Mật được tạo ra từ bên trong gan, khi tiêu thụ thức ăn thường có chất béo, cơ thể sẽ giải phóng mật tới ruột non để có thể tiêu hóa chất béo. Nó thực hiện điều này bằng hình thức nhũ hóa chất béo, phá vỡ các hạt chất béo lớn thành những giọt nhỏ hơn để có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Từ tá tràng, hỗn hợp thức ăn này lại được chuyển vào đoạn tiếp theo của ruột non, còn được gọi là hỗng tràng, sau đó mới đến hồi tràng. Diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng lẫn hồi tràng sẽ được tăng lên nhờ các nếp gấp, nhung mao và cả vi nhung mao. Các nhung mao sẽ làm tăng diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng, tạo nên diện tích lớn hơn để có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh nhất.

Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ được hoàn thành trong phần này của ruột non. Chất béo cùng các loại chất dinh dưỡng khác như glucose và axit amin sẽ được hấp thụ ở đây thông qua thành ruột, vào máu rồi đưa tới gan.

qua-tieu-hoa-lipit-se-duoc-bien-doi-thanh-axit-beo
Quá trình tiêu hóa diễn ra

Hỗng tràng có diện tích bề mặt lớn hơn so với hồi tràng. Có khoảng 90% quá trình tiêu hóa và hấp thụ được diễn ra tại bộ phận này. Tuy nhiên, nếu hỗng tràng bị tổn thương hoặc là bị cắt bỏ thì hồi tràng cũng có thể đảm nhiệm vai trò của hỗng tràng. Hồi tràng là nơi để cơ thể hấp thụ vitamin B12.

Những thức ăn không được tiêu hóa như chất xơ sẽ được chuyển qua van hồi tràng rồi đến ruột già. Sau đó, ruột già hấp thụ lại nước cùng các chất dinh dưỡng, đẩy phần chất thải ra bên ngoài cơ thể.

Tham khảo thêm

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày được diễn ra như thế nào

Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày sẽ được bắt đầu ở khoang miệng và kết thúc tại hậu môn, cụ thể như sau:

● Răng sẽ nhai và nghiền nhỏ thức ăn, tuyến nước bọt tiết nước bọt để làm mềm thức ăn. Men bột lọc có trong nước bọt sẽ đồng thời phân giải các hydrocacbon. Đầu lưỡi với nhiều dây thần kinh vị giác có nhiệm vụ là khống chế thức ăn trong miệng, cắt chúng thành những khối nhỏ để dễ nuốt hơn.

● Từ miệng, thức ăn sẽ đi qua họng để xuống tới thực quản, rồi được chuyển thức ăn xuống đến dạ dày. Tại đây, thức ăn được nhào nặn thật đều với axit clohidric cùng enzym do niêm mạc dạ dày liên tục tiết ra, giúp phân giải các protein. Dạ dày đảm nhận chức năng tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn lẫn thức ăn. Khi thức ăn được chuyển hóa sẽ lập tức được đưa tới tá tràng môn vị.

● Dịch vị tiêu hóa nhờ tuyến tụy tiết ra chảy vào trong ruột non, dịch tiêu hóa này có chứa nhiều enzym tiêu hóa mang đến tác dụng quan trọng là thúc đẩy phân giải hydrocarbon, mỡ và các protein.

● Trong ruột non, thức ăn sẽ từ chất phân tử lớn phức tạp được phân giải ra, tiêu hóa thành các chất phân tử nhỏ dễ hấp thu hơn. Niêm mạc ruột non sẽ hút chất dinh dưỡng đưa vào trong máu và hệ bạch huyết. Sau giai đoạn này, bã thức ăn cuối cùng sẽ được đưa xuống đại tràng, niêm mạc đại tràng hút phần lớn những thành phần nước trong bã, biến bã chưa tiêu hóa cùng thượng bì niêm mạc ống tiêu hóa bong tróc thành phân và thải ra bên ngoài thông qua hậu môn.

Quá trình tiêu hoá ở khoang miệng được diễn ra như thế nào

Miệng sẽ thực hiện nhiệm vụ là tiếp nhận, nghiền nát, xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành dạng viên nuốt. Quá trình tiêu hóa ở miệng bao gồm cả hành động nhai và nuốt. Vì phản xạ nuốt là tự động cho nên khi ăn, con người sẽ phải nhai thật kỹ để không bị nghẹn.

tieu-hoa-o-khoang-mieng
Khoang miệng là nơi quá trình tiêu hóa diễn ra đầu tiên

Dịch tiêu hóa ở miệng chính là nước bọt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt. Nước bọt là một dạng chất lỏng có tính kiềm, giúp thức ăn được mềm ra, làm ẩm miệng cũng như hỗ trợ quá trình nuốt. Ngoài ra, nước bọt còn có chứa enzyme amylase - nó sẽ bắt đầu phân hủy carbohydrate trong miệng bạn.

=> Kết quả tiêu hóa ở miệng: Chưa phân giải những chất protid và lipid, phân giải một phần rất nhỏ tinh bột chính thành đường maltose. Vì thời gian thức ăn lưu lại ở trong miệng chỉ khoảng 15 đến 18 giây (rất ngắn) nên sự phân giải là không đáng kể, chưa có hiện tượng hấp thu.

Tiêu hóa nội bào là gì

Tiêu hóa nội bào là để chỉ quá trình tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn sẽ được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống các chất enzim.

Tiêu hoá ngoại bào là gì

Tiêu hóa ngoại bào để chỉ hình thức tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể sẽ được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc là được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong các ống tiêu hóa.

Nội tiêu hóa là gì

Nội tiêu hoá là một khoa phòng thuộc về lĩnh vực nội khoa, chuyên khám và điều trị các bệnh lý có liên quan tới hệ thống tiêu hóa - gan mật như là: Loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, viêm đại trực tràng chảy máu, viêm gan mạn tính,..

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho người đọc hiểu tiêu hoá là gì cũng như các quá trình tiêu hoá trong cơ thể sinh vật. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng đặt câu hỏi bên dưới bình luận để được hỗ trợ trả lời nhanh nhất. Đừng quên theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường thường xuyên để cập nhật các thông tin mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep