Thảo mai nghĩa là gì? Làm sao để biết người thảo mai

Trong cuộc sống thường ngày không ít lần chúng ta đã nghe thấy các bà, các chị gọi người này, người kia là thảo mai. Vậy thảo mai nghĩa là gì và người như thế nào thì được gọi là thảo mai.

Thảo mai là gì

thao-mai-la-gi
Thảo mai nghĩa là gì

Thảo mai nghĩa đen là tên gọi của một vị thuốc trong y học. Loại quả này có hình dạng tương tự như tim gà, cùi mềm, màu đỏ, nhiều nước và có vị chua ngọt. Do loại quả này của chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, thế nên chúng được dùng như một vị thuốc trong Đông Y để điều trị: chứng táo bón, ho, thiếu máu do khí hư,...

Theo nghĩa bóng thì cụm từ này thường được dùng để chỉ những người phụ nữ có miệng “nói một đằng, làm một nẻo”, giả tạo, lả lướt và “gió chiều nào xoay chiều ấy”. Những người này đều là những người không trung thực, ngoài mặt thì vui vẻ cười nói, nhưng lại ở đằng sau nói xấu, dã tâm hãm hại người khác giống như quả thảo mai vừa chua lại vừa ngọt vậy.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt tích cực, cụm từ này còn được hiểu là sự khôn khéo, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng. Đó là cách hành xử tế nhị, điềm đạm và được rất nhiều người thích thú, học hỏi. 

Nguồn gốc của thảo mai

“Thảo mai” là từ được giới trẻ sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên nguồn gốc của chúng ra sao lại chưa được nhiều người biết tới.

thao-mai-co-nghia-la-gi
Nguồn gốc của từ thảo mai

Có giả thuyết cho rằng, thảo mai bắt nguồn từ câu ca dao sau: “Thảo mai rao bán chỉ vàng/Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”. Ý nghĩa của câu ca dao trên chính là để châm chiếm những người thiếu trung thực, nói một đằng, làm một nẻo. Hay nói cách khác, “thảo mai” trong câu ca dao đó muốn nhắc tới những người có tính cách giả tạo trong cả lời nói, suy nghĩ lẫn hành động của mình.

Có thể bạn quan tâm

Từ thảo mai nên được sử dụng sao cho đúng?

Bên cạnh việc đứng một mình, thảo mai còn được đi kèm với một số từ khác để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa liên quan như: đồ thảo mai, trông thảo mai, nhìn thảo mai, giọng thảo mai,... Tuy nhiên, dù đứng độc lập hay đi kèm với những từ khác, thì từ thảo mai vẫn không có ý nghĩa thay đổi: giả tạo.

Mặc dù vậy, bạn vẫn nên chú ý và thật cẩn trọng khi sử dụng cụm từ này với người khác. Bởi nếu mối quan hệ của hai bạn chưa có đủ sự thân thiết, hoặc sử dụng “thảo mai” không khéo léo thì rất có thể sẽ làm mất tình bạn này. Thế nên, tùy vào môi trường và đối tượng tiếp xúc mà bạn mới ra quyết định nên hay không khi dùng từ “thảo mai”, để tránh gây hiểu nhầm không đáng có.

Cách nhận biết một người có tính thảo mai

thao-mai-la-sao
Thảo mai là sao - cách nhận biết

Sau khi đã hiểu được thảo mai là gì, nguồn gốc của thảo mai ra sao thì chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về cách nhận biết 1 người thảo mai qua các đặc điểm sau:

Người thảo mai là những người nói một đằng, nhưng trong lòng và cách làm thì lại khác xa so với những lời nói trước đó.

Người xưa có câu: “sống ở đời, bất cứ cái gì quá cũng không tốt”. Do đó, những bạn nữ bánh bèo, nhẹ nhàng, khéo ăn nói nhưng tỏ ra ở mức độ “quá đà” hoặc cố tỏ ra như vậy thì thường sẽ bị đánh giá là một người thảo mai.

Người thảo mai là những người tỏ ra rất thân thiện, quý mến người đối diện nhưng trong lòng thì trái ngược hoàn toàn cũng được coi là một người có tính thảo mai.

Bên cạnh đó, những người thảo mai đều có một cái nhìn rất “ranh”. Do đó, khi nói chuyện với người đối diện, mặt của họ sẽ liếc ngang, liếc dọc, để ý xung quanh.

Ngoài ra, người thảo mai luôn tỏ vẻ ân cần, quan tâm người khác, thậm chí họ còn là những người rất hay khen ngợi, hâm mộ người tài nhưng sau lưng lại luôn tìm mọi thủ đoạn hãm hại họ.

Đặc biệt, những người thảo mai luôn muốn được nhận được nhiều sự chú ý từ người khác, thế nên họ hay có những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm.

Thảo mai có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hay không?

Có câu: “Giấy không gói được lửa”, do đó dù bạn có giả tạo, thảo mai đỉnh tới mức nào thì đến lúc nào đó, con người và bản tính thật của bạn cũng sẽ bị lộ diện, phanh phui. Khi đó, bạn sẽ bị ấn tượng xấu trong mắt mọi người xung quanh. 

Đây cũng là lý do vì sao những người thảo mai thường bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.

Thế nên, bạn cần tiết chế và thể hiện sự nhẹ nhàng, điệu đà của bản thân ở mức có thể chấp nhận được. Khi đó, bạn vừa có thể sống đúng là chính mình, vừa có ấn tượng tốt với những người xung quanh và vừa không làm mất điểm trước mặt mọi người.

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn cũng đã phần nào hiểu được thảo mai là gì, thảo mai có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào và cách nhận biết một người thảo mai ra sao,... Hy vọng những thông tin trên có ích với bạn, đồng thời đừng quên thường xuyên theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường để cập nhật những tin tức hữu ích mỗi ngày bạn nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep