Tính từ là gì? Cách phân loại các loại tính từ lớp 4

Trong tiếng việt lớp 4 chúng ta đã được học qua về tính từ. Tuy nhiên, có thể một số bạn đã quên mất phương thức hoạt động của biện pháp tu từ này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Kiến Thức Giảng Đường đi tìm hiểu tính từ là gì? Cách sử dụng tính từ một cách hợp lý nhé.

Tính từ là gì

tinh-tu-la-gi
Tính từ là gì lớp 4

Tính từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu văn (văn nói hoặc văn viết) nhằm miêu tả đặc điểm và tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... Ý nghĩa của tính từ chính là giúp người đọc, người nghe có thể dễ dàng hình dung ra được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của đối tượng đang được nói đến thông qua văn bản nói (viết).

Tính chất của tính từ chính là giúp cho câu văn trở nên có tính gợi hình, gợi cảm, mượt mà hơn.

Một số tính từ thường được sử dụng

Trong tiếng Việt, tính từ được sử dụng khá phổ biến và vô cùng phong phú. Để bạn đọc dễ hiểu hơn, dưới đây là một số tính từ thường được sử dụng:

- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn hạ, dũng cảm,…

- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, xám, đen, trắng, nâu, đỏ, tím, vàng, chàm, xám,…

- Tính từ chỉ âm thanh: ồn, trầm, ồn ào, bổng, vang,…

- Tính từ chỉ kích thước: cao, hẹp, dài, thấp, rộng, ngắn,…

- Tính từ chỉ mức độ: gần, nhanh, xa, chậm,…

- Tính từ chỉ hình dáng: vuông, thẳng, quanh co, tròn, cong, thoi…

- Tính từ chỉ hương vị: thơm, cay, đắng, chua, nồng, ngọt, tanh,…

Xem thêm

Phân loại tính từ

tinh-tu-la-gi-lop-4
Phân loại tính từ

Tính từ được chia ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:

Tính từ chỉ đặc điểm

Dạng tính từ này biểu thị đặc điểm của sự vật từ đó giúp ta phân biệt được các sự vật đó với nhau. Dễ hiểu hơn thì đặc điểm là nét riêng vốn có của một một sự vật chẳng hạn người, con vật, đồ vật… Nhờ có đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các sự vật với nhau.

Đặc điểm có 2 hình thái:

- Đặc điểm bên ngoài là nét riêng của một sự vật, hiện tượng. Những nét riêng này được nhận biết thông qua các giác quan (thị giác, vị giác, xúc giác,) hoặc về màu sắc, hình dáng, âm thanh.

Các từ chỉ đặc điểm bên ngoài thường dùng là cao, thấp, rộng, xanh, đỏ, hẹp, tím, vàng…

- Đặc điểm bên trong là những đặc điểm mà qua quan sát,suy luận, khái quát,… người ta mới có thể nhận biết được. Những đặc điểm này thường là tính cách, tâm lý, suy nghĩ của một người, độ bền, giá trị một đồ vật,… Tính từ chỉ đặc điểm bên trong thường được sử dụng là ngoan ngoãn, chăm chỉ, hèn nhát…

Tính từ chỉ tính chất

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của từng sự vật, hiện tượng. Tính từ chỉ tính chất sẽ giúp người đọc (nghe) hiểu được những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng đó.

Tính từ chỉ tính chất chỉ được nhận biết thông qua một quá trình quan sát, suy luận và phân tích, tổng hợp (Dạng tính từ này thường dễ bị nhầm lẫn với tính từ chỉ đặc điểm bên trong). Ví dụ nhự: Tốt, xấu, ngoan, hư, nhẹ, nặng, sâu sắc, nông cạn, hiệu quả, suôn sẻ, thiết thực,…

Tính từ chỉ trạng thái

Trạng thái của một sự vật hoặc một con người được tồn tại trong một thời gian nào đó sẽ được diễn tả lại cho người đọc (nghe) thông qua các tính từ chỉ trạng thái. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Qua bài viết vừa rồi chúng ta đã hiểu rõ định nghĩa tính từ là gì cũng như cách phân loại và cách dùng của từ loại này. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc vận dụng dễ dàng. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep