nui-lua-la-gi

Núi lửa là gì? [Bật mí] những thông tin về núi lửa có thể bạn chưa biết

Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và hùng vĩ nhưng cũng vô cùng đáng sợ. Có khi nào chúng ta đặt câu hỏi cấu tạo núi lửa là như thế nào? Tại sao nó lại có thể phun trào như vậy? Ngọn núi lửa lớn nhất Thế Giới hiện đang ở đâu? Để giải đáp cho những câu hỏi này, mời mọi người cùng đọc bài viết dưới đây.

Núi lửa là gì

nui-lua-la-gi
Núi lửa tiếng anh là gì

Núi lửa tiếng Anh là volcano là nơi mà các vật chất xuất hiện đứt gãy từ bên trong lõi địa cầu. Đá nóng chảy được giải phóng lên bề mặt Trái Đất.

Cấu tạo của núi lửa

Một núi lửa hoàn chỉnh sẽ có các bộ phận:

  • Nguồn dung nham
  • Ống dẫn
  • Đường dẫn nhanh
  • Ngưỡng, lỗ thoát
  • Cổ họng núi lửa
  • Miệng núi lửa.

Bên trong núi lửa có chứa đá nóng chảy, được gọi là dung nham. Khi núi lửa hoạt động, dung nham sẽ được đẩy chảy qua một vết nứt được gọi là miệng núi lửa. Nếu núi lửa phun trào dữ dội thì tro và đá có thể bắn cao lên bầu trời hàng trăm tới hàng ngàn mét. Nhiều vật chất thoát ra và tụ lại bên hông núi lửa, chồng thành nhiều lớp. Các lớp này chứa rất nhiều khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này chồng lên nhau hình thành nên hình dạng nón của núi lửa như chúng ta hay nhìn thấy.

Phân loại núi lửa

Núi lửa có ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất. Do tác động của địa hình và môi trường mà chúng được chia thành 3 loại chính:

Núi lửa hình thang: Là hình dạng phổ biến thường thấy nhất với bề mặt dốc, miệng núi có 1 lỗ to.

Núi lửa hình lá chắn: Được hình thành từ một lượng dung nham lỏng rất lớn. Dung nham chảy dài tạo thành một hình nón rộng thoai thoải. Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa ở Hawaii chính là hình dạng này.

Núi lửa hình chóp: Đây là dạng nủi lửa có hình nón cao, bề mặt dốc. Thường được hình thành từ những trện phun trào dữ dội. Ngọn núi St. Helens ở Washington chính là một ví dụ cho hình dạng này.

Dấu hiệu nhận biết sự phun trào của núi lửa

nui-lua-phun-trao
Một vài dấu hiệu nhận biết khi núi lửa sắp phun trào

Sự phun trào núi lửa rất khủng khiếp, không có cách nào ngăn chặn sức mạnh hủy diệt của nó. Tuy nhiên, trước khi chúng hoạt động thường có các dấu hiệu để nhận biết. Do đó chúng ta có thể dựa vào đó để cảnh báo và di tản khi cần thiết. Các nhà khoa học và kỹ sư hiện nay còn tạo ra các thiết bị thông báo, cảnh báo sớm để kiểm soát sự hoạt động của các núi lửa.

Một vài dấu hiệu nhận biết:

  • Động đất
  • Rò khí ga
  • Thay đổi vùng từ trường
  • Bản thân ngọn núi lửa thay đổi hình dáng

Động đất xảy ra khi lớp magma trào lên bên trong núi lửa. Khi lò magma trở nên lớn hơn, đánh dấu khả năng xuất hiện của vụ phun trào, lớp đá bên trên lò sẽ được đẩy lên làm thay đổi hình dạng của núi lửa.

Hậu quả của núi lửa phun trào

Núi lửa hoạt động gây tác động đến những hoạt động địa chất, cụ thể nhất là động đất. Từ động đất, các hiện tượng khác có thể kéo theo như trượt lở đất, nứt đất, sụt lún.

Núi lửa phun trào làm biến đổi địa hình, các dung nham khi nguội sẽ quánh lại và thường tạo thành các dạng địa hình như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham.

Sức nóng của dung nham khi bao phủ diện rộng có thể huỷ diệt vật thể sống, biến đổi môi trường tự nhiên quanh khu vực hoạt động, gây cháy rừng,..

Những núi lửa phun trào dưới biển có thể tạo ra những con sóng với độ cao vô cùng khủng khiếp, điển hình là núi lửa Krakatoa ở Indonesia.

Ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến khí hậu và tầng ozon khi lượng lưu huỳnh, khí các bon được phun ra và tích tụ lại trên bầu trời.

Một số câu hỏi liên quan đến núi lửa

Núi lửa lớn nhất thế giới là ngọn núi nào

nui-lua-lon-nhat-the-gioi
Mauna Loa - Ngọn núi lửa lớn nhất Thế Giới

Mauna Loa là núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Chiều cao của nó là 9.170 mét. Mauna Loa là một ngọn núi lửa hình khiên hay còn được gọi là dạng núi lửa hình lá chắn. Mauna Loa là một điểm nóng ở Thái Bình Dương, nó có sức nặng có thể bẻ cong lớp vỏ đại dương dưới núi lửa xuống sâu vài km vào lớp phủ.

 Kể từ năm 1843 tới nay, Mauna Loa đã có 33 vụ phun trào được ghi chép. Lần phun trào cuối cùng của nó là vào năm 1984 và kể từ năm 2004, Mauna Loa đang có dấu hiệu ngày càng tăng về khả năng thức tỉnh trong một ngày không xa Tương lai.

Núi lửa krakatoa nằm ở đâu

nui-lua-krakatoa
Núi lửa Krakatoa của Indonesia đã gây ra thảm kịch năm 1883

Krakatoa hay còn được gọi là Krakatau là một đảo núi lửa tại Indonesia, thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Ngọn núi này nằm trên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính trong eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java.

Khi hoạt động, núi lửa krakatoa đã gây ra vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại với cường độ âm thanh lên tới 200 dB trong bán kính 20km, vụ nổ của núi lửa Krakatoa đã hủy diệt thính giác của hàng nghìn người trong tích tắc.

Việt Nam có núi lửa không

nui-lua-o-viet-nam
Núi lửa ở Việt Nam - Ngọn núi lửa Chư đăng ya hùng vĩ

Núi lửa ở Việt Nam nằm rải rác khá nhiều địa điểm. Có một điều khá bất ngờ là ngay ở thủ đô Hà Nội cũng có núi lửa. Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì hiện nay vào thời xa xưa cũng là một ngọn núi lửa. Tuy nhiên, núi lửa khu vực này là một núi lửa cổ, lần hoạt động gần nhất đã cách đây gần 200 triệu năm.

Tại Tam Đảo ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng ghi nhận núi lửa với lần hoạt động gần nhất cách đây khoảng 220 triệu năm.

Những núi lửa còn hình hài rõ nhất là núi lửa trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), núi lửa trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), núi lửa Chư Đăng Ya (tỉnh Gia Lai) và núi lửa ở tỉnh Bình Phước.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu núi lửa là gì và những tác động của núi lửa đến môi trường và con người như thế nào. Với những thông tin này hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc cho bạn đọc. Nếu thấy thông tin thú vị, hãy để lại bình luận dưới bài viết và theo dõi kênh Kiến Thức Giảng Đường thường xuyên bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thế Giới có bao nhiêu quốc gia? Khám phá Thế Giới

cau-ghep-la-gi-cach-phan-biet-cau-ghep

Quỳ tím là gì? Những điều thú vị về quỳ tím